Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm là rất cần thiết, bởi đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm sẽ giúp bé phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Nấu cháo dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, bởi cháo là một món ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách mix các loại rau nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm.
1. Một số loại rau dùng để nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Trong rau củ chứa nhiều chất xơ mà chất xơ lại rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu ăn nhiều chất xơ làm giảm khả năng béo phì, hạn chế các bệnh về tim mạch cũng như giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn.
Các loại củ dùng nấu cháo cho bé:
Cà rốt: Chứa vitamin A tốt cho mắt và hệ tiêu hóa.
Khoai tây: Chứa nhiều vitamin C, B, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như: canxi, sắt, magie, kẽm, đồng, kali…
Súp lơ: Chứa hàm lượng lớn protein, axit folic tham gia vào quá trình tổng hợp ADN của tế bào, giúp cơ thể bé lớn nhanh vượt bậc.
Khoai lang: Loại củ vô cùng tốt với canxi, sắt, chất xơ, vitamin A,C.. giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ..
Bí đỏ: Trong bí đỏ chứa nhiều thành phần tinh bột, vitamin C, A , carotin và nhóm vitamin B giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ và điều trị các bệnh giun sán.
Trước khi nấu cần chế biến đơn giản cho vào nồi cơm để hấp hoặc cho vào nồi để luộc khoảng 20 – 30 phút tuỳ loại.
Các loại rau dùng nấu cháo cho bé
Rau bina (rau chân vịt/ rau bó xôi): là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, C, sắt, mangan và nhiều khoáng chất khác…
Rau ngót: Giàu vitamin B, vitamin C, chất đạm và beta carotene giúp mắt bé thêm tinh anh đồng thời nâng cao sức đề kháng để bé có thể ngăn ngừa bệnh tật.
Trước khi nấu cần chế biến đơn giản nhất là cho vào luộc 15 – 25 phút. Khi luộc mẹ nên để cả lá to hoặc để cả cành rau.
2. Cách mix các loại rau nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Để chế biến cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm từ rau củ, ba mẹ nên luộc rồi nghiền nát hoặc xay nhuyễn tuỳ vào loại rau củ bởi lúc này hệ tiêu hoá của bé còn rất non yếu không thể ăn thức ăn thô.
Sau đây là một cách mix các loại rau nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm:
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Súp lơ, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bắp cải tím.
– Gạo 150gr.
– Dầu oliu (1 muỗng cà phê).
– Nước 300ml.
2.2. Hướng dẫn thực hiện
Bước 1
Ngâm các loại rau củ với nước muối, rửa sạch và vớt ra để ráo.
Bước 2
Thái khúc, cắt lát các loại củ & cho vào nồi luộc: Cà rốt, khoai tây, khoai lang cho vào trước. Bí đỏ cho vào sau. Riêng súp lơ và bắp cải tím thái nhỏ, để riêng.
Bước 3
Vò gạo, cho vào nước luộc rau củ vào nồi đun 2 – 3h đến khi cháo chín nhừ.
Bước 4
Nghiền khoai tây, khoai lang, bí đỏ và cà rốt sao cho nhuyễn nát. Cho hỗn hợp các loại củ đã nghiền vào nồi cháo đun chín thêm 30-40p. Sau đó cho súp lơ và bắp cải tím đã xay nhuyễn vào nồi, đun thêm 10p.
Bước 5
Cho thêm vài giọt dầu oliu để tăng hương vị và bổ sung thêm chất béo cho bé.
3. Thực đơn ăn dặm rau củ quả cho bé theo từng giai đoạn
Thực đơn ăn dặm rau củ quả cho bé được lựa chọn tùy theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Trong thời gian bé mới bắt đầu chế độ ăn dặm thì việc bổ sung rau củ quả có rất nhiều điều cần phải quan tâm chú ý.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nhu cầu chất xơ dành cho bé được tính theo công thức bằng 5g + tuổi của bé. Theo đó, những bé khi bắt đầu ăn dặm thì cần cung cấp lượng chất xơ trong rau củ quả khoảng 6g. Bố mẹ nên cho bé ăn dặm rau củ quả vào lúc bé khoảng 7 đến 8 tháng tuổi.
3.1. Giai đoạn 1: Lúc bé khoảng 6 – 8 tháng tuổi
Đây là thời gian bé làm quen dần với hương vị của các loại rau củ trái cây khác nhau. Mẹ có thể sử dụng kết hợp 2 hoặc 3 loại rau củ quả cho 1 giờ ăn của bé hoặc cho bé ăn kèm với các loại bột ăn dặm khác. Ở giai đoạn này, bé vẫn đang ăn chế độ thức ăn lỏng, vì thế nên xay nhuyễn các loại rau củ như khoai tây, bí đỏ, bông cải xanh, cà rốt,... để tạo nên các món ăn dinh dưỡng hấp dẫn.
3.2. Giai đoạn 2: Lúc bé chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc
Khẩu phần dinh dưỡng của bé sẽ tăng dần theo năm tháng và do đó cần tăng cường bổ sung số lượng rau củ quả nhiều hơn. Trong thời gian này, lượng nước trong thức ăn nên giảm dần và tăng dần độ đặc của thức ăn. Các loại rau củ quả có thể cắt nhỏ rồi hầm thật nhừ để bé dễ dàng ăn mà không cần phải xay nhuyễn. Cách chế biến mới lạ và độc đáo sẽ tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể thêm các loại nước ép trái cây vào thực đơn tráng miệng cho bé.
3.3. Giai đoạn 3: Bé từ 1 tuổi trở lên
Bé từ 1 tuổi trở lên sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tự ăn uống mà không cần phải đút. Mỗi bữa ăn nên kết hợp các loại thịt, cá, tôm kèm theo các loại rau củ quả. Rau củ nên chọn loại có nhiều màu sắc khác nhau, thái thành từng miếng vừa ăn để bé có thể vừa cầm vừa ăn. Mẹ nên đồng hành cùng bé và động viên bé trong các bữa ăn, tránh các tình huống xấu trong ăn uống như nghẹn, hóc... khiến trẻ bị tâm lý ám ảnh về việc ăn uống mặt. Rau củ kết hợp cùng với trái cây tươi là lựa chọn tuyệt vời được các bé ưa thích.
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé ăn dặm rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho bé. Nấu cháo đúng cách với các loại rau giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Chúng ta cần đảm bảo vệ sinh và sử dụng nguyên liệu tươi mới để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé. Chăm sóc dinh dưỡng cho bé ăn dặm là một việc làm quan trọng và cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé. Hy vọng cách mix các loại rau nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm trên sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Chúc ba mẹ thành công trong hành trình chăm sóc con và bé lớn lên thông minh khỏe mạnh nhé.