Bé ăn dặm bị táo bón thì phải làm sao ?

Bé ăn dặm bị táo bón thì phải làm sao ?

Khi con chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm, cha mẹ sẽ thấy tính chất phân của con hoàn toàn thay đổi. Trong giai đoạn này, bé cũng rất dễ bị táo bón do thay đổi chế độ ăn. Vậy nếu trẻ ăn dặm bị táo bón, cha mẹ phải làm gì?

Dấu hiệu của táo bón ở trẻ:

  • Đau bụng và đầy hơi.
  • Đi cầu phân của bé khô, cứng và gây đau đớn có thể kèm máu tươi cuối phân hay bao xung quanh phân.
  • Đôi khi bé bị táo bón thực sự nhưng lại biểu hiện tiêu chảy, điều này có thể gây nhầm lẫn, do phân bị mắc kẹt trong trực tràng, nên các chất lỏng được rút từ lòng ruột ra để làm mềm phân, gây ra biểu hiện tiêu chảy.
  • Khi bé bị táo bón, bé sẽ hay cáu kỉnh, khóc hoặc la hét trong lúc đi cầu.

Những nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón

 Một số nguyên nhân khác dẫn tới trẻ ăn dặm bị táo bón đó là:

  • Thức ăn khi ăn dặm. Thức ăn dặm quá nhiều tinh bột và ít chất xơ, hoặc bé ăn quá nhiều sản phẩm làm từ sữa như phômai, sữa công thức. Ngoài ra, có thể bé nhạy cảm với một số loại thức ăn nhất định nên dẫn đến táo bón.
  • Sữa không phù hợp. Khi đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức bé rất dễ bị táo bón do loại sữa không thích hợp.
  • Khả năng tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, nếu tiêu hóa quá nhiều thức ăn cũng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Mắc bệnh: Trẻ gặp một số rối loạn chuyển hóa thức ăn, bị tưa miệng, viêm họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon, dẫn tới tiêu hóa kém.
  • Do bẩm sinh: Một số trường hợp hiếm gặp gây ra táo bón ở trẻ là do trẻ bị dính ruột già, phình đại tràng.

Một số đồ ăn dễ gây táo bón khi trẻ ăn dặm

  • Nước chè
  • Quả việt quất
  • Cà rốt nấu chín
  • Chuối chưa chín kĩ
  • Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như phomai, pancake, pudding gạo…

Lưu ý : Mỗi trẻ có một hệ tiêu hóa khác nhau, đồ ăn gây táo bón ở trẻ này chưa chắc đã gây táo bón ở trẻ khác.

Bé ăn dặm bị táo bón thì phải làm sao ?

Chú ý các loại thức ăn dặm

  • Thay vì cho con ăn bột tinh chế, cha mẹ nên cho con ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, vv. Bổ sung thêm nhiều chất xơ thực vật có trong rau, củ, quả.
  • Trái cây có chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin nhưng cũng không nên cho con ăn các loại quả nhiều đường, mẹ nên chọn một số loại quả như táo, lê,mận, đào.
  • Cha mẹ cũng có thể tập cho trẻ ăn dặm bằng các loại bột như bột ngũ cốc hay bột yến mạch, bổ sung một số thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, khoai lang trước khi cho con làm quen với các loại củ quả khác.
  • Cùng với đó, cha mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau củ quả vào bột ăn dặm cho bé. Lưu ý không cho trẻ ăn quá no mỗi bữa.

Bổ sung nước 

  • Nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón, bởi nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng. Vì thế, cha mẹ hãy lưu ý cho con uống đủ nước mỗi ngày.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ép lê, đào, mận, táo cho bé uống để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi tiêu đều đặn hơn.

Khuyến khích con vận động

Việc vận động thể chất giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Vậy nên cha mẹ hãy khuyến khích con vận động, nếu con chưa biết bò hoặc đi, bạn có thể cho con đạp chân. Cùng với đó, mẹ có thể tham khảo một số cách mát-xa bụng cho con để giúp tăng nhu động ruột.

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sỹ

  • Khám bác sĩ nhi khoa: Nếu các triệu chứng táo bón vẫn tiếp tục, có máu trong phân, hoặc tiếp tục đau bụng ngay cả sau khi đi tiêu, mẹ nên thu xếp cho trẻ khám bác sĩ nhi khoa nhé. Mẹ đừng nên tự ý dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ  mà không bàn luận với bác sĩ nhi khoa trước.
  • Thuốc trị bón: Các bác sĩ thường dùng thuốc nhuận trường như: lactulose, sorbitol, hoặc thuốc Polyethylene glycol… Các thuốc này an toàn ở trẻ em, nhưng nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ nhi khoa. Hai sai lầm phổ biến mà cha mẹ đưa ra khi cho trẻ táo bón là không sử dụng liều lượng theo bác sĩ hoặc ngừng quá sớm. Mẹ cũng có thể cần phải thảo luận về việc ngưng hoặc thay đổi một loại thuốc mà trẻ đang dùng, nếu nghĩ rằng nó gây táo bón.

Kết Luận

Bé ăn dặm bị táo bón là hiện tượng tiêu hóa bình thường, tuy nhiên nếu để kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị trĩ, bị nứt hậu môn, nấm hậu môn.

Táo bón cũng làm cho trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, khi trẻ đã suy dinh dưỡng thì càng dễ bị rối loạn tiêu hóa và táo bón hơn, rồi tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn.

Chính vì vậy cha mẹ hãy chú ý những cách phòng chống táo bón cho con, cũng đừng vì không tìm hiểu mà biến thực đơn hàng ngày của con thành thủ phạm khiến con bị táo bón.

 

    Đang xem: Bé ăn dặm bị táo bón thì phải làm sao ?

    Viết bình luận

    This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên