Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của bé nên ba mẹ cũng rất quan tâm tới phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé của mình. Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau như : Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy của phương Tây ( BLW), ăn dặm truyền thống. Đối với Ba mẹ hiện đại ngày nay thì ăn dặm truyền thống ít được quan tâm hơn do quan niệm phương pháp này lỗi thời và thiếu khoa học, là ép buộc không tôn trọng bé..... Nhưng không phải đâu Ba Mẹ ạ ! Không phương pháp ăn dặm nào yêu cầu Ba Mẹ phải đi rong, cho xem tivi hay nhồi nhét hết cho bé cả . Tất cả điều này đều do suy nghĩ và hành động của Ba Mẹ là muốn con ăn thật nhiều cho chắc bụng, cho nhiều dinh dưỡng, cho lâu đói khiến bé sợ ăn, chán ăn... rồi đổ lỗi cho phương pháp ăn dặm truyền thống là phải cho ăn như vậy.
Mối phương pháp đều có những lợi ích và thế mạnh riêng, phương pháp ăn dặm truyền thống không chỉ giúp bé tăng cân nhanh do các bữa ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dinh dưỡng mà còn rất dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, việc ăn dặm truyền thống theo các giai đoạn còn rèn cho bé thói quen ăn uống tốt và giúp dạ dày không phải làm việc quá sức.
NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI CHO BÉ ĂN DẶM
- Chỉ cho bé bắt đầu tập ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi ( 180 ngày ) vì đây là giai đoạn hệ tiêu hoá của bé đã có thể tiêu hoá được các loại thức ăn đặc hơn.
- Cho bé ăn dặm với thực đơn đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng : Tinh bột, chất béo, chất đạm, Vitamin và khoáng chất và cho ăn từ ít đến nhiều.
- Cho bé ăn lượng vừa đủ, tuyệt đối không ép ăn
- Đặt thói quen ngay từ đầu : Không tivi, không điện thoại để bé tập trung vào ăn. Không bế rong mà nên để bé ngồi vào ghế ăn dặm để cho bé tự ăn hoặc thỉnh thoảng có thể cho bé tự bốc ( sản phẩm đã nguội ).
- Thay đổi thực đơn đa dạng để bé được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hơn giúp mẹ xác định được khẩu vị của bé thì bé sẽ hợp tác với ba mẹ hơn.
- Thay đổi dần độ thô của đồ ăn dặm theo từng giai đoạn để bé làm quen dần với thực phẩm thô không bị phụ thuộc vào thức ăn nhuyễn.
CÁC GIAI ĐOẠN ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CHO BÉ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 1 TUỔI
Giai đoạn 1 : Bé bắt đầu tập ăn dặm ( 5,5 - 6 tháng tuổi )
- Giai đoạn này thì sữa mẹ vẫn đóng vai trò chính trong bữa ăn của bé.
- Mẹ có thể cho bé sử dụng một lượng nhỏ rồi tăng dần ( không nên ép ăn nhiều ) để bé tập ăn những thực phẩm ngoài sữa mẹ.
- Cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như : Cá Biển, Cua Biển, Ốc, Tôm.
- Giai đoạn này Ba Mẹ cho bé ăn đồ ăn dặm phải được rây nhuyễn.
Lượng ăn dặm trong giai đoạn 6 tháng tuổi :
- Cháo nhuyễn : 30 - 40g
- Thịt - cá nước ngọt : 10 - 20g
- Rau củ : 15 - 20g
- Dầu ăn : 1g
- Tổng : 50 - 80g thực phẩm
Giai đoạn 2 : Bé ăn dặm đặc hơn ( 7 - 9 tháng tuổi )
- Giai đoạn này ba mẹ có thể cho bé ăn cháo thô hơn ( Khuấy cháo cho các hạt vỡ ra ) chứ không cần phải xay nhuyễn nữa.
- Ba mẹ cho bé sử dụng kết hợp với bột ( 2 bữa bột 1 bữa cháo )
- Thời điểm này bé bắt đầu mọc răng nên bé sẽ quấy, ba mẹ không nên ép bé ăn mà chia nhỏ để bé không bị đói và không sợ ăn.
Lượng ăn dặm trong giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi
- Cháo hạt vỡ : 50 - 80 g
- Thịt cá : 20 - 25g
- Rau - củ : 25 - 30g
- Dầu ăn : 2 - 3g
- Tổng : 100 - 130g
Giai đoạn 3 : Bé chuyển hẳn sang ăn cháo ( 9 - 12 tháng tuổi )
- Be mẹ cho bé ăn cháo nguyên hạt và dần làm quen với hoa quả mềm như chuối, đu đủ....
- Ba mẹ tập cho bé làm quen với thìa để làm quen với việc tự xúc ăn trong phương pháp ăn dặm truyền thống
- ba mẹ cũng có thể cho bé ngồi ăn chung với cả nhà, và có thể cho ăn những thức ăn ba mẹ đang ăn nhưng với kích thước nhỏ và mềm để bé quen với gặm nhai.
Lượng ăn dặm trong giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi
- Cháo nguyên hạt : 130 - 150g
- Thịt cá : 60 - 80 g
- Rau củ : 60 - 80g
- Dầu ăn : 3 - 5g
- Tổng : 250 - 320g
Giai đoạn 4 : Bé tập ăn cơm ( 12 tháng tuổi trở lên )
- Giai đoạn này ba mẹ cho bé tập ăn cơm nát nhưng vẫn kết hợp với Cháo để bé có lượng dinh dưỡng tốt nhất.
- Ba mẹ rèn cho bé dùng thìa nhựa tự xúc, nhai và nuốt.
- Xây dựng thực đơn cháo dinh dưỡng đa dạng cho bé ăn để bé không bị ngán dẫn tới chán ăn
Viết bình luận